Bệnh gút là một bệnh rối loạn do tăng axit uric máudẫn đến kết tủa các tinh thể monosodium urat trong và xung quanh khớp, thường gây viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính tái phát. Gút cấp thường xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân
Các triệu chứng của bệnh gút
Các triệu chứng của bệnh gút bao gồm đau cấp tính, nóng, đỏ và sưng. Mức độ và thời gian tăng axit uric máu càng lớn, khả năng xảy ra bệnh gút càng cao. Nồng độ urat có thể tăng do
- Giảm bài tiết qua thận (phổ biến nhất) hoặc qua đường tiêu hóa
- Tăng sản xuất (hiếm gặp)
- Tăng lượng purin ăn vào (thường kết hợp với giảm bài tiết)
Dấu hiệu của bệnh gout
- Viêm khớp do gút cấp thường bắt đầu với đau đột ngột, thường là về đêm.
- Khớp bàn ngón chân của ngón chân cái là thường gặp nhất nhưng mu bàn chân, mắt cá chân, gối, cổ tay và khuỷu tay cũng là các vị trí thường gặp.
- Hiếm gặp hơn là khớp háng, khớp vai, khớp cùng chậu, khớp ức đòn, hoặc các khớp cột sống cổ.Cơn đau trở nên trầm trọng hơn, thường là trong vài giờ, và thường rất dữ dội
Đối tượng nguy cơ bệnh Gout (gút)
- Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
- Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
- Uống nhiều bia trong thời gian dài,béo phì
- Gia đình có người từng bị gout
- Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine
- Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp
Biến chứng của bệnh gout
- Viêm khớp do gút có thể gây ra đau, biến dạng, và hạn chế vận động khớp
- Bệnh nhân mắc gút có thể xuất hiện sỏi tiết niệu với các sỏi axit uric hoặc sỏi canxi oxalat.
- Các biến chứng của gút bao gồm tắc nghẽn thận và nhiễm trùng, với bệnh ống thận kẽ thứ phát.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân goutHầu hết các axit uric được sinh ra trong cơ thể.
- Đối với người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purin sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn đau gout. Do đó, thực đơn cho người bệnh gout chỉ cần hạn chế những thực phẩm nhiều purines để phòng ngừa các cơn gout.
- Thừa cân cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Đa số người bệnh gout đều lo lắng vì phần lớn những thực phẩm phổ biến đều có nhiều purines hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy vẫn có thể dùng thoải mái, cụ thể như:- Các loại cá sông (cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà),… có hàm lượng ít purin, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể, hàm lượng khuyến cáo là 50 – 100g protein/ngày.
- Tham khảo một số loại cá người bị gút có thể ăn tại đây.
- Tinh bột (gạo, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc…) là thực phẩm thiết yếu của mỗi người, kể cả người bệnh gout. Tinh bột chứa một lượng purin an toàn làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu.
- Bổ sung rau xanh, trái cây để đào thải axit uric trong máu như cherry, trái cây, cải bẹ xanh, súp lơ…- Sử dụng dầu có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu mè….để giảm bớt lượng chất béo.
- Nên chế biến thức ăn bằng cách hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Bệnh viện việt bắc địa chỉ điều trị bệnh gout tin cậy
- Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh
- Trang thiết bị hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh
- Hưởng 100% BHYT kể cả trái tuyến