Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ là gì? Dấu hiệu đột quỵ bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ đột quỵ. Do đó, tất cả mọi đối tượng nên chủ động sàng lọc và tầm soát đột quỵ định kỳ 1-2 lần/năm.
Những nhóm người có nguy cơ mắc đột quỵ cao
Đặc biệt những đối tượng sau đây có khả năng bị đột quỵ cao hơn cả nên cần chú ý chủ động tầm soát đột quỵ theo tư vấn của bác sĩ
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ hoặc từng bị đột quỵ
- Mắc các bệnh lý như thiếu máu cục bộ thoáng qua, tiểu đường, đau nửa đầu Migraine, bệnh tim mạch, chứng ngưng thở khi ngủ, …
- Cao huyết áp
- Người bị thừa cân, béo phì, hàm lượng cholesterol cao, …
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Sử dụng hormone sau mãn kinh
- Ít vận động và luyện tập thể dục thể thao
- Có lối sống kém lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích, thức khuya
Thời điểm “vàng” sơ cứu
- Ngay khi các biểu hiện đầu tiên của đột quỵ xuất hiện, 3,5 – 4 giờ đầu là thời điểm sơ cứu và chữa trị cho bệnh nhân tốt nhất.
- Trên thực tế đã có nhiều trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ nhưng phát hiện muộn hoặc được sơ cứu nhưng sai cách đã không thể giữ được tính mạng do bỏ lỡ giờ vàng cấp cứu.
- Mỗi giây phút người bệnh đột quỵ trôi qua là rất nhiều tế bào não bị chết đi do đó cấp cứu càng sớm thì càng ít biến chứng và bảo vệ được tính mạng.
Thời điểm “vàng” phòng ngừa
- Bệnh đột quỵ có thể gặp phải ở nhiều độ tuổi và giới tính do đó phòng ngừa sớm nguy cơ bệnh giúp có phương hướng xử lý kịp thời.
- Bên cạnh một số đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao hơn bao gồm những yếu tố không thể thay đổi như nam giới, đã từng bị đột quỵ trước đó, tuổi cao (trên 50 tuổi), tiền sử gia đình có đột quỵ, yếu tố di truyền…
- Có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như:
- Mắc các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, kháng Insulin, bệnh tim, tăng đông, phình mạch trong sọ, viêm mạch.
- Lạm dụng rượu bia và thức uống có cồn, hút thuốc lá/ tiếp xúc với khói thuốc lá trong một thời gian dài.
- Thiếu hoạt động thể lực, ít vận động, béo bụng, béo phì.
- Chế độ ăn nguy cơ cao, ăn ít rau xanh, ăn nhiều đồ giàu chất béo và dầu mỡ.
- Căng thẳng tâm lý và xã hội.
- Sử dụng một số chất nhất định (ví dụ, cocaine, amphetamine…)
Cách sơ cứu người đột quỵ tại nhà
- Gọi điện thoại cấp cứu 115
- Trong thời gian chờ cấp cứu đến thì để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để phòng tránh bị sặc đường thở;
- Mặc quần áo rộng, thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực;
- Dùng khăn tay để quấn vào ngón tay trỏ và lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng không cho người bệnh cắn vào lưỡi;
- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát biểu hiện đột quỵ bất thường;
- Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.