Bỏng là 1 loại chấn thương tới da, các mô từ những tác nhân bên ngoài. Nó làm tổn thương đến lớp da bảo vệ cơ thể thậm chí phá huỷ nó. Khi bị bỏng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Bài viết dưới đây của bệnh viện đa khoa Việt Bắc 1 sẽ giúp chúng ta hiểu hơn và biết cách sử lý khi bị bỏng.
Các Nguyên Nhân Gây Bỏng
Bệnh bỏng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là vài nguyên nhân thường xuyên gặp phải :
- Gây ra do nhiệt: Các vật dụng gây ra nhiệt độ cao đều có thể gây ra bỏng như : lửa, nước nóng, hơi nước, các loại vât dụng có nhiệt độ cao.
- Gây ra do lạnh: Khi da tiếp xúc với các vật dụng có nhiệt độ quá thấp như băng tuyết …
- Gây ra do điện: khi tiếp xúc với nguồn điện cao hoặc do sét có thể làm cho vùng tiếp xúc bỏng nặng
- Gây ra do hóa chất: do tiếp xúc với các hóa chất ở nhà hoặc hóa chất công nghiệp. Hóa chất này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Thực phẩm tự nhiên như ớt chứa chất gây kích ứng cho da, có thể gây ra cảm giác bỏng
- Gây ra do bức xạ: gây ra bởi ánh nắng mặt trời, máy nhuộm da, tia cực tím, tia X hoặc xạ trị trong điều trị ung thư
- Gây ra do ma sát: khi da trà xát với các vật cứng và thô cứng
Phân tích tác nhân gây bỏng theo lứa tuổi:
- Sức nóng khô: người lớn gặp nhiều hơn trẻ em.
- Sức nóng ướt: trẻ em gặp nhiều hơn người lớn.
- Bỏng do hóa chất: chủ yếu gặp ở người lớn.
- Bỏng do điện: tỷ lệ giữa trẻ em và người lớn tương đương nhau.
Các cấp độ khi bị bỏng
Tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân gây bỏng khác nhau mà bệnh được chia thành 3 cấp độ
- Độ I : Mức độ bỏng ngoài da, vùng da bị bỏng sẽ trở nên đỏ và đau rát. Đây là trường hợp nhẹ. Chỉ sau 2 đến 3 ngày vết thương sẽ lành hẳn
- Độ II : Vết bỏng ảnh hưởng tới biểu bì và 1 phần lớp chân bì. Sau khi bỏng sẽ có hiện tượng vết bỏng xuất hiện các bọng nước. Các bọng nước vỡ sẽ gây đau rát khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị bỏng ở mức độ II cần khoảng từ 2 đến 4 tuần để hoàn toàn phục hồi.
- Độ III : Mức độ nghiêm trọng, toàn bộ cấu trúc da bị phá huỷ. Vết bỏng sẽ có mà trắng hoặc xám nhạt, cứng lại. Vết bỏng là mất đi toàn bộ lớp da, lộ ra phần cơ, vết thương này rất dễ bị nhiễm trùng
Cách sơ cứu khi bị bỏng
Việc thực hiện sơ cứu khi bị bỏng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và mức độ bỏng của bệnh nhân. Dù bị bỏng bởi bất kỳ nguyên nhân nào quy tắc sơ cứu chung là
- Tách bệnh nhân ra khỏi vật gây bỏng
- Xả nước trực tiếp vào vết bỏng càng sớm càng tốt và liên tục trong 20 đến 30 phút
- Sử dụng gặc bông thấm nước đắp vào khu vực bị bỏng
- Nếu vết bỏng quá nặng thì đưa đến cơ sở y tế để thực hiện điều trị
Ngoài da tuỳ vào các nguyên nhân bỏng khác nhau có 1 vài cách sử lý riêng biệt
- Bỏng điện : Tách bệnh nhân ra khỏi nguồn điện. Nếu người bị bỏng tim ngừng đập thực hiện hô hấp nhân tạo
- Bỏng do hoá chất : Lập tức cởi bỏ quần áo, rửa khu vực bỏng bằng nước làm loãng hoá chất.
- Bỏng do lửa : Lập tức dùng các biện pháp để dập tắt lửa. Trong trường hợp quần áo bị cháy dính trực tiếp vào vùng da bỏng, không được tự lột bỏ quần áo tránh làm việc bỏng nặng hơn.
Các biện pháp không nên sử dụng khi bị bỏng
Khi bị bỏng, chúng ta hay sử dụng các biện pháp truyền miệng, dân gian để điều trị. Tuy nhiên những biện pháp không làm giảm mà còn làm vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn
- Ngâm vết bỏng và nước đá lạnh : Khi tiếp xúc với nước quá lạnh sẽ làm mạch máu co lại làm vết bỏng nặng hơn.
- Sử dụng các biện pháp dân gian : như bôi nước mắm , củ chuối làm mát vết bỏng làm cho vết thương bị nhiễm trùng
- Bôi kem đánh răng vào vết bỏng : Kem đánh răng không làm mát vết bỏng mà còn làm vết bỏng đau rát hơn.
Bệnh viện Việt Bắc 1 đại chỉ tin cậy điều trị bỏng tại Thái Nguyên
- Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bỏng.
- Trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
- Hưởng 100% bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước